Cũng như những giống chó khác, Poodle cũng mắc một số bệnh thường gặp. Tuy nhiên, ở mỗi kích thước khác nhau thì chúng lại mắc những bệnh khác nhau. Điều quan trọng là mỗi người chủ phải nhận biết được tình trạng sức khỏe cũng như cách chăm sóc và phòng chống bệnh cho thú cưng của mình. Tìm hiểu về vấn đề sức khỏe trước khi quyết định nuôi Poodle hay bất kì thú cưng nào đều là điều sáng suốt.
Đối với cả ba dòng của Poodle, chúng đều mắc một số bệnh phổ biến như: chứng loạn sản, teo võng mạc, động kinh, Addison, các vấn đề tuyến giáp, hạ đường huyết, xoắn dạ dày… Riêng với Standard Poodle thì nguy cơ mắc bệnh u tụy nội tiết insulin và u nội mô mạch máu cao hơn.
1. Loạn sản
Bệnh loạn sản xương khuỷu thường gặp khi khớp hông bắt đầu yếu đi hoặc hoạt động kém hơn. Chứng bệnh này được cho là di truyền và thường là hậu quả của việc hốc xương ở vị trí không chính xác dẫn đến trật khớp xương. Tuy chứng bệnh này là di truyền nhưng những yếu tố khác cũng có thể làm nó nghiêm trọng hơn. Thường những Poodle quá khổ cũng sẽ bị mắc chứng bệnh này khi hông chúng phải chịu nhiều lực hơn.
Ngoài ra, luyện tập với cường độ cao hay tốc độ tăng trưởng cao hơn mức trung bình cũng có thể gây ra loạn sản hông.
Có thể các biểu hiện xuất hiện từ 5 tháng tuổi, nhưng chúng có thể được chuẩn đoán ở mọi lứa tuổi. Những dấu hiệu ở giai đoạn đầu đời rất khó phát hiện, thường đến khi chúng lớn lên mới có những dấu hiệu rõ ràng hơn.
Triệu chứng: tứ chi yếu, khó đứng dậy khỏi sàn, nhảy với cả 2 chân sau lên, khập khiểng, bước đi ngắn, không dứt khoát, không muốn luyện tập, chơi đùa hay leo cầu thang.
2. Bệnh động kinh
Đây là một trong những bệnh thường gặp nhất ở giống Poodle. Nếu Poodle bị động kinh, chúng thường sẽ có những dấu hiệu như chảy nước dãi, đi bộ tại chổ, không phản ứng, lú lẫn, tứ chi cứng đơ, bất tỉnh đột ngột, khó thở hoặc các cử động lạ khác.
3. Teo võng mạc tiến triển
Bệnh teo võng mạc tiến triển là bệnh nghiêm trọng về mắt, có thể làm Poodle mù lòa. Nó ảnh hưởng đến võng mạc và luôn xảy ra cùng lúc ở cả hai mắt. Dấu hiệu của bệnh gồm những biểu hiện sau: Con ngươi giãn ra, thị lực ban đêm kém, mắt thủy tinh, thường bị va vào đồ vật hay các dấu hiệu mù lòa khác (mắt đờ đẫn, không còn hồn…)
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành nhưng vẫn không tìm ra cách chửa trị cho bệnh này. Một số xét nghiệm đã cho thấy có khả năng có thể điều trị bằng cách bổ sung chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ làm chậm đi chứ không thể điều trị hoàn toàn bệnh mù lòa cho chúng.
Nhiều chú cún tuy bị bệnh teo võng mạc nhưng vẫn hoạt động, vui chơi tốt nhờ vào sự yêu thương và chăm sóc của gia đình chủ. Chính vì vậy bệnh diễn ra chậm hơn, cún cưng có thể ứng phó tốt hơn.
Ngoài ra, Standard và Toy Poodle có nguy cơ mắc các bệnh về mắt khác như đục thủy tinh thể hay bệnh tăng nhãn áp.
4. Bệnh Addison (Bệnh suy thận thượng thận)
Nếu một Poodle mắc bệnh Addison, điều đó có nghĩa tuyến thượng thận không sản sinh ra đủ lượng hoocmon cortisol. Những chú chó này sẽ có các biểu hiện như thờ ơ, chán nản hoặc chúng có thể gặp vấn đề về tiêu hóa. Một số bé gặp nguy hiểm tới mức cần phải được nhập viện.
5. Bệnh về tuyến giáp
Một vấn đề về nội tiết tố chung được tìm thấy ở Poodle là suy giáp mà nguyên nhân chính là do mức hoocmoon tuyến giáp không đủ. Triệu chứng bao gồm: Rụng lông, tăng cân, hệ miễn dịch yếu, luôn trong tình trạng đói bụng và có xu hướng tìm những nơi ấm áp.
6. Bloat (Bệnh chướng hơi xoắn dạ dày)
Bệnh này thường gặp ở những giống chó to, vậy nên Standard Poodle cũng không ngoại lệ. Bloat có thể gây ra tử vong cho cún cưng khi dạ dày bị xoắn lại. Vậy nên để tránh những trường hợp xấu nhất, cún cưng phải được bác sĩ thú y chăm sóc sớm nhất có thể và thường phải trải qua phẩu thuật để chửa bệnh.
7. Hạ đường huyết ở Poodle con
Đối với Poodle con thì chúng có một loạt vấn đề sức khỏe khác với Poodle trưởng thành. Và, vấn đề thường gặp nhất ở Poodle con là hạ đường huyết. Cún con ở tất cả các dòng đều có nguy cơ bị hạ đường huyết và thường diễn ra rất nhanh.
Mini và Toy Poodle cũng dễ bị hạ đường huyết nhưng thường thì cún con dễ bị trong vòng 4 tháng sau sinh. Hạ đường huyết là do lượng đường trong máu giảm đột ngột, điều này có thể dẫn đến tử vong, mà nguyên nhân chính là do căng thẳng, áp lực hoặc do ăn không đủ bữa.
Dấu hiệu của bệnh: cơ thể yếu, chậm chạp, lú lẫn, dễ va vấp, run rẫy hoặc thở chậm. Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời thì Poodle có nguy cơ rơi vào trạng thái hôn mê hoặc thậm chí tử vong.
Vấn đề sức khỏe của Mini và Toy Poodle
Ngoài những bệnh thường gặp ở cả ba dòng Poodle kể trên thì Mini và Toy Poodle cũng có nguy cơ mắc một số bệnh giống nhau: trật khớp, khó thở, các vấn đề về răng…
Toy Poodles cũng có thể bị bệnh Legg-Calvé-Perthes (dẹt chỏm xương đùi). Bệnh làm giảm nguồn cung cấp máu đến xương đùi, dẫn đến thoái hóa xương. Các dấu hiệu đầu tiên và phổ biến nhất là đi khập khiễng, xuất hiện với con chó từ 4 đến 6 tháng tuổi. Để điều trị bệnh cần phải phẫu thuật tuy nhiên điều này cũng khiến cún cưng tăng nguy cơ bị viêm khớp.
Ngoài ra, Mini và Toy Poodle còn có thể bị mắc chứng bệnh tuyến bã nhờn. Tình trạng này là do viêm tuyến bã nhờn, có thể dẫn đến rụng lông và nhiễm trùng da.
=> Liên quan: Những điều thú vị về poodle nhiều người chưa biết
Related Posts
- Giống Chó Bichon Frise thú nuôi được yêu thích vì vẻ ngoài xinh xăn
- Những Điều Thú Vị Về Chó Boston Terrier mà bạn cần biết
- Tìm hiểu về chó Bulldog Anh – Quốc Khuyển Anh
- Nguyên Nhân Vì Sao chó Biếng Ăn, Bỏ Ăn Và Ốm cách chữa trị
- Nguyên Nhân, Cách chữa trị khi Chó Bị Yếu 2 Chân Sau ; Cách Bổ Sung Canxi Cho Chó
Related Posts
- Giống Chó Bichon Frise thú nuôi được yêu thích vì vẻ ngoài xinh xăn
- Những Điều Thú Vị Về Chó Boston Terrier mà bạn cần biết
- Tìm hiểu về chó Bulldog Anh – Quốc Khuyển Anh
- Nguyên Nhân Vì Sao chó Biếng Ăn, Bỏ Ăn Và Ốm cách chữa trị
- Nguyên Nhân, Cách chữa trị khi Chó Bị Yếu 2 Chân Sau ; Cách Bổ Sung Canxi Cho Chó
- Bảng giá mua bán chó Boxer hà nội và tphcm bao nhiêu tiền mới nhất?
- Biểu Hiện, Cách Điều Trị Và Biện Pháp Phòng Tránh chó bị viêm tai
- Giống Chó Becgie Pháp – Mục Tử Của Đất Beauce
- Chó Boo thuộc giống nào? Tại Sao Chó Boo Lại Nổi Tiếng Như Thế?
- Nên cho Chó Bull Pháp Ăn Gì ? Chế Độ Dinh Dưỡng Và Thức Ăn nào tốt cho chó