Làm sao để biết mèo mang thai hay không?

Mèo là một trong những động vật ‘mắn đẻ” nhất thế giới. Thông thường, mèo cái có độ tuổi từ 6 tháng tuổi trở lên là đã đủ khả năng làm mẹ và trung bình 1 năm mèo có thể sinh sản từ 3 đến 4 lứa. Thời gian để một chú mèo mang thai kéo dài từ 62 đến 65 ngày.

Cũng giống như nhiều loài vật khác, khi mang thai mèo có nhiều biểu hiện khác lạ, chỉ cần tinh ý một chút là bạn đã biết mèo nhà mình đã mang bầu hay chưa . Nếu không, bạn có thể kiểm tra các dấu hiệu mèo mang thai được achocanh liệt kê dưới đây để xem xét kỹ lưỡng tình trạng của mèo nhà bạn nhé.

Dấu hiệu mèo mang thai động dục

Thông thường giống mèo lai  có quá trình động dục sớm hơn mèo thuần chủng, mèo được thả tự do thì động dục sớm hơn mèo được nuôi giữ trong nhà.

Như có nói ở trên, mèo từ 6 tháng tuổi đã bắt đầu động dục và có khả năng làm mẹ. Tuy nhiên, bạn nên để tới khi mèo được 1 năm tuổi, lúc này mèo đã phát triển toàn diện về mặt sức khỏe cũng như tâm lý, sẽ giúp cho mèo đủ “chín chắn” để chăm sóc các con mình hơn.

Mèo khi bước vào thời kỳ động dục hay lăn lộn liên tục trên sàn nhà, hoặc thường có những tiếng kêu gào to, dài, khá biếng ăn hoặc ăn ít.

Ngoài ra, khi đặt nhẹ tay lên phần mông, mèo chổng mông cao lên, hay chân khụy xuống và miệng kêu liên tục, có thể dự đoán mèo nhà bạn đang chuẩn bị sẵn sàng bước vào thời kỳ giao phối.

Cần lưu ý trong thời gian động dục, mèo sẽ liên tục đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu, chúng thường có tư thế đứng, giữ đuôi vểnh cao và “phun” nước tiểu vào các đồ vật theo chiều dọc.

Dấu hiệu mèo mang thai

Thời gian động dục thường kéo dài từ 10 ngày đến 14 ngày, nếu sau thời gian này đột nhiên mèo không kêu gào và trở nên khá hiền lành, thích nằm 1 chỗ hơn thì chứng tỏ có dấu hiệu mèo mang thai.

Related Posts

Xem Thêm  Sốc với giá mèo tam thể đực hàng trăm triệu vẫn có người mua

Hai tuần sau thời kỳ động dục, đầu ti bắt đầu đỏ và hồng, thậm chí bạn có thể bóp ra sữa.

Mèo bắt đầu ăn nhiều, một vài chú mèo sẽ có biểu hiện nũng nịu,  thích gần chủ hơn. Tuy nhiên, cũng có những bé biểu hiện cáu giận, mang tâm trạng bất ổn, có thể cào cấu chủ, những biểu hiện này khá giống với con người nên bạn không cần phải quá ngạc nhiên nếu mèo tự dưng lại như vậy.

Khi mèo mang thai được 3 đến 4 tuần, thỉnh thoảng sẽ buồn nôn, thậm chí nôn khan.

Vào tuần thứ 5 của thai kỳ, bụng mèo mẹ bắt đầu to lên một cách trông thấy.

Chăm sóc mèo mang thai

Trước hết, nếu mèo có một số biểu hiện như trên,  bạn có thể cho mèo đi tới bác sĩ thú ý nhằm kiểm tra chắc chắn mèo có mang thai hay không.

Thường từ  40 ngày trở đi, tính từ ngày bé dừng động dục là có thể đưa mèo đi kiểm tra và biết chính xác tình trạng của mèo, cũng như số lượng con mèo đang mang. Việc biết rõ số lượng mèo còn là vô cùng cần thiết, để trong quá trình sinh nở sẽ tránh được tính trạng sót còn, sót rau, có thể gây ra tình trạng nguy hiểm cho boss nhà bạn.

Tuyệt đối không được bế mèo cũng như tránh cho mèo thực hiện các hoạt động mạnh như leo trèo hay nhảy cao sẽ gây ra động thai và đẻ non.

Khi mèo mang thai bạn cần chú ý đến một chế độ ăn nhiều chất dinh dưỡng và nước uống. Mèo mẹ cần nhiều chất đạm và protein để chăm sóc mèo con nằm trong bụng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên cho ăn quá no, quá nhiều đạm, sẽ gây tiêu chảy ảnh hưởng đến thai kỳ.

Hạn chế không nên sử dụng thuốc tẩy giun, tiêm thuốc trị ve bọ chét hoặc muốn sử dụng thuốc thì nên hỏi  ý kiến bác sĩ thú y. Tốt nhất là nên tiêm chủng, tẩy giun trước khi sinh sản, vì hầu hết các thuốc đều không an toàn khi mèo đang mang thai.

Nên để mèo mẹ ở những nơi yên tĩnh, không ồn ào để tránh gây hiện tượng stress, hoảng loạn.

Nếu mèo mẹ có những biểu hiện như  tìm ổ đẻ, có hiện tượng sệ bụng rõ rệt, đi lại chậm chạp thận trọng, bộ phận sinh dục bên ngoài sưng to và nhão ra, bầu vú căng to, vắt có sữa đầu màu trắng đặc sánh chảy ra thì mèo chuẩn bị bước vào thời kỳ sinh nở.

Lúc này, bạn có thể làm ổ cho mèo đẻ bằng hộp các tông hoặc chậu nhựa có lót vải mềm, nên đặt ở nơi kín đáo, sạch sẽ, yên tĩnh, ít người qua lại.

Hãy để cho mèo đẻ tự nhiên. Bạn nên đứng bên ngoài và chỉ can thiệp khi cần thiết, để cho chúng được tự liếm và cắn rốn cho con. Bản năng làm mẹ của mèo rất mạnh mẽ, chúng sẽ tự hoàn thành tất cả công việc này mà không cần sự giúp sức của con người.

Hãy lưu ý các dấu hiệu của mèo sắp sinh như hay cào bới ổ, kêu nhiều, quẩn chân cầu cứu chủ (thường là người mà nó tin tưởng nhất), nếu thấy dấu hiệu như vậy, hãy giữ mèo trong tầm mắt của mình để tiện theo dõi, xử lý.

Khi rặn đẻ rất tốn sức, bạn nên chuẩn bị sữa ấm, có thể mua các loại sữa không đường và hâm nóng lên để mèo mẹ uống. Vì quá trình rặn đẻ rất tốn sức, cũng như mỗi một bé ra đời, mèo mẹ phải liếm lông nên miệng sẽ luôn trong tình trạng khô và khát nước.

Chăm sóc mèo sau đẻ

Tuyệt đối không cho người lạ qua lại chỗ mèo đẻ vì sẽ gây kích thích cho mèo mẹ, chúng sẽ tha con đi nơi khác, không cho con bú hay cắn chết con…

Tăng cường bổ xung dinh dưỡng vì sau khi đẻ mèo mẹ sẽ bị mất sức rất nhiều cộng với việc phải tiết sữa để nuôi mèo con. Luôn có sẵn nước sạch cho mèo mẹ uống.

Thông thường mèo mẹ sẽ tự động cho con bú nếu nó tự đẻ, còn nếu bị can thiệp bằng cách mổ đẻ thì nhiều mèo mẹ chưa thể nhận ra đó là con nó ngay được nhưng các bạn đừng quá lo lắng về vấn đề này vì trong quá trình mổ bị chích thuốc mê, đau do vết mổ nên mèo mẹ mất bình tĩnh, khi bình tĩnh trở lại nó sẽ liếp láp và cho con bú. Nếu mèo mẹ không chịu cho con bú, bạn có thể cho mèo con ăn sữa ngoài như KMR, Petlac hoặc dielac dành cho trẻ sơ sinh của Việt Nam

Việc chăm mèo đẻ sẽ rất vất vả với những mèo mẹ không biết chăm con, mèo con rất dễ chết, nếu không muốn thấy cảnh như vậy, bạn nên đem mèo mẹ đến bác sĩ thú y để làm phẫu thuật triệt sản.

 

Related Posts

Xem Thêm  Những chú mèo đắt nhất thế giới chỉ nhà giàu mới dám nuôi
About the author

    achocanh

    Blog nơi mình muốn chia sẻ kiến thức về chó mèo,Hy vọng với kiến thức ít ỏi của mình sẽ giúp các bạn biết nhiều điều thú vị về con vật xung quanh ta

    Leave a comment: