X

Bí quyết chọn khay vệ sinh cho mèo hoàn hảo nhất!

Làm thế nào để chọn được khay vệ sinh cho mèo phù hợp? Khi sử dụng khay vệ sinh cho mèo cần lưu ý điều gì? Cùng Petmart.info khám phá dưới bài viết này để bỏ túi những thông tin hữu ích về dòng sản phẩm này bạn nhé!

Đôi điều về Petmar.info

1. SỐ năm kinh nghiệm : thành lập từ năm 2011

2. Hơn 250,000 lượt khách hàng đã mua hàng và sử dụng dịch vụ tại Pet mart

3. 18 cửa hàng trên cả nước cung cấp đầy đủ các loại hình dịch vụ chăm sóc thú cưng. Hệ thống cửa hàng lớn nhất Việt Nam.

4. Mức lương chi trả cho nhân viên được đánh giá là cao nhất mặt bằng chung trong ngành công nghiệp dịch vụ thú cưng tại Việt Nam

1. Cách chọn khay vệ sinh cho mèo lý tưởng

Khay đi vệ sinh cho mèo là một trong những sản phẩm không thể thiếu nếu bạn đang nuôi một bé mèo trong nhà. Thêm nữa, dù đã có khay vệ sinh nhưng mèo vẫn đi vệ sinh không đúng chỗ, đồng nghĩa với việc bạn đã chọn nhầm loại. “Bỏ túi” cách chọn khay vệ sinh được các bác sĩ thú y khuyến khích áp dụng.

1.1. Chọn khay đi vệ sinh cho mèo dựa theo hình dáng

Ở thời điểm hiện tại, hầu hết những người nuôi mèo thường tin dùng loại khay vệ sinh không có nắp đậy. Không phải ngẫu nhiên mà nó lại được tin dùng như vậy mà bởi loại khay này hội tụ nhiều ưu điểm nổi bật. Đơn giản như tạo cảm giác thân thiện, thoải mái cho mèo khi “giải tỏa nhu cầu”. Bên cạnh đó, loại khay vệ sinh cho mèo này cũng dễ cọ rửa, tiện lợi cho việc mang đi vệ sinh định kỳ.

Bạn nên chọn khay vệ sinh theo kích thước cũng như sở thích của chú mèo mình đang nuôi. Theo đó, với những bé mèo con, hãy dùng loại khay có độ cao vừa phải. Trong trường hợp chú mèo nhà bạn yêu thích sự riêng từ, bạn có thể chọn mua loại khay có thêm phần nắp đậy. Điều này sẽ giúp chúng có cảm giác tự nhiên mỗi lần đi vệ sinh.

Hiện nay, trên thị trường các loại khay vệ sinh cho mèo khá đa dạng về mẫu mã, từ những dòng có nắp tới không nắp, có đáy hoặc không đáy. Bạn nên cân nhắc thật kỹ để tìm ra loại tốt nhất thích hợp với chú mèo của mình.

1.2. Chọn khay vệ sinh cho mèo dựa vào kích thước

Kích thước lý tưởng nhất của khay vệ sinh là lớn hơn chiều dài của mèo 1.5 lần, có như vậy mỗi khi đi vệ sinh mới đảm bảo có đủ không gian để xoay người. Nếu bạn là người nuôi mèo lâu năm sẽ nhận thấy loài động vật này thường có thói quen xoay người lại để bới cát che dấu chất thải. Do đó, nếu chọn khay vệ sinh quá chật, sẽ khiến chú mèo bí bách, lâu ngày có thể rơi vào trạng thái stress. Ngoài ra, chúng sẽ bới cát hoặc chất thải văng đầy ra sàn nhà để tỏ thái độ với chủ nhân của mình rằng chúng không hài lòng.

Trong quá trình xoay người để tìm chỗ giải quyết, mèo có thể tự làm bẩn bộ lông của mình. Trong tình huống này, khay vệ sinh cho mèo có tác dụng ngược lại, mất đi công năng vốn có là giữ sạch ngôi nhà của bạn.

2. Nên dùng bao nhiêu khay vệ sinh cho mèo?

Quy luật chung được những chủ nuôi mèo luôn áp dụng đó là số khay phải hơn số mèo đang có. Nếu nuôi 1 con, bạn cần 2 cái khay. Nếu nuôi 2 con thì cần 3 khay vệ sinh. Trong trường hợp nhà bạn có 2 tầng thì mỗi tầng nên đặt một chiếc.

Ngoài ra, một số chuyên gia cho rằng “số khay bằng số mèo cộng 1, cũng giống như số tầng”. Nếu nhà bạn có ba tầng và nuôi một chú mèo, cần có 3 cái khay.

3. Bí quyết giữ khay vệ sinh cho mèo luôn sạch sẽ

Trước tiên, nếu bạn muốn bé mèo của mình hiểu được khay vệ sinh là nơi thích hợp, bạn cần phải đảm bảo luôn giữ vệ sinh, đặt khay trong không gian yên tĩnh, tránh xa khỏi khu vực ăn uống, nghỉ ngơi của mèo. Bởi loài động vật này cần sạch sẽ và sự riêng tư nhất định.

Kích thước chuẩn của khay vệ sinh cho mèo là 30×40 cm. Yếu tố tiên quyết giúp khay vệ sinh luôn sạch chính là sử dụng các loại cát vệ sinh. Mỗi loại cát sẽ có những yêu cầu riêng để giúp khay luôn trong trạng thái tốt nhất.

3.1. Cát vệ sinh thấm hút:

– Bạn đỏ vào khay với khối lượng khoảng 3 – 5 cm cát.

– Mỗi ngày loại bỏ phân bằng xẻng.

– Lưu ý, bạn cần đổi cát bên trong khay mỗi tuần một lần hoặc khi thấy không còn sạch sẽ.

3.2. Gel Silica:

– Đổ đầy khay với 3cm cát.

– Mỗi ngày loại bỏ phân bằng xẻng

– Thay thế hoàn toàn cát bên trong khau sau 3 – 4 tuần, lúc mà cát bắt đầu chuyển sang màu vàng.

3.3. Cát vệ sinh vón cục:

– Đổ cát vào khay với 5-8cm.

– Mỗi ngày loại bỏ chất thải của mèo đã vón cục.

– Khoảng 2 – 3 ngày, bạn nên cho thêm cát mới để luôn giữ độ dày cho khay vệ sinh. Mỗi tháng cần đổi hoàn toàn cát bên trong hoặc bất cứ khi nào thấy không còn đảm bảo.

3.4. Khi dọn khay vệ sinh cần cẩn trọng:

– Đeo găng tay, rửa tay kỹ càng sau mỗi lần xử lý khay vệ sinh

– Rửa hộp rác với xà bông, nước hay khăn lau mỗi khi đổi cát mới

4. Cách huấn luyện mèo dùng khay vệ sinh

Ngay sau khi mang mèo về nhà, bạn cần bắt tay cho chúng sử dụng khay vệ sinh đề làm quen nhanh chóng. Ngoài việc chọn khay vệ sinh chuẩn, bạn còn phải khuyến khích bé mèo sử dụng. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong vấn đề này, hãy tham khảo quy trình huấn luyện mèo dùng khay vệ sinh dưới đây.

Bước 1: Mua vật dụng cần thiết:

– Chọn khay vệ sinh cỡ lớn: Khay nhỏ thường được thiết kế cho mèo con nhưng chúng sẽ lớn rất nhanh, tới nỗi mà bạn phải thay thế khay mới ngay sau thời gian tập cho mèo đi vệ sinh. Bạn sẽ lai phả huấn luyện lại khi mua khay mới. Chính vì vậy bạn nên mua nhà vệ sinh cho mèo size lớn hoặc khay vệ sinh cho mèo lớn ngay từ ban đầu sẽ tốt nhất.

– Cân nhắc chọn khay vệ sinh kín: Ưu điểm của dòng sản phẩm này là không làm rơi vãi chất thải, hạn chế mùi hôi nếu đặt trong khu vực có diện tích nhỏ, đặc biệt phù hợp với những chú mèo yêu thích sự yên tĩnh, kín đáo. Bạn có thể mua đồ thanh lý nhà vệ sinh cho mèo để có được mức giá mềm.

– Mua cát vệ sinh cho mèo: Bạn có thể chọn loại cát tùy vào sở thích, ưu tiên những sản phẩm cát không chứa bụi, tránh kích ứng phổ của bé mèo.

– Xẻng xúc cát, khăn trải: Đây là những vật dụng cần thiết xử lý chất thải của mèo một cách dễ dàng nhất.

Bước 2: Tạo không gian cho mèo tiếp cận khay vệ sinh

– Lựa chọn nơi yên tĩnh đặt khay vệ sinh: Bạn không nên đặt tại những nơi quá đông người như nhà bếp, hành lang. Theo đó, vị trí lý tưởng nhất sẽ là nơi mèo dễ tiếp cận, bình yên, riêng từ và không phát ra bất cứ âm thanh nào khiến chúng sợ hãi. Khi bắt đầu huấn luyện mèo đi vệ sinh, bạn cần di chuyển khay từ từ, vài ngày khoảng nửa mét. Tại sao phải làm như vậy? Là bởi điều này giúp bé mèo thích nghi với nhiều không gian khác nhau, tránh bối rối vào ngày hôm sau dẫn tới sự cố đi bậy quanh nhà.

– Cho mèo con vào khay vệ sinh đổ đầy cát: Bạn có thể cho mèo làm quen với mùi của cát vệ sinh ngay sau khi mang chúng về để thích nghi. Dù nó không đi vệ sinh trong lần đầu tiếp xúc, bạn vẫn nên làm. Luôn nhấc mèo vào khay sau khi ăn xong, ngủ dậy hoặc bất cứ khoảng thời gian nào bạn thấy chúng sắp sửa đi vệ sinh. Lưu ý, nếu mèo ngồi xổm ở bên ngoài, bạn cần đặt mèo vào khay ngay lập tức.

– Khen ngợi, không trừng phạt: Nếu như mèo đã hình thành thói quen dùng khay vệ sinh bạn có thể khen ngợi chúng bằng việc xoa đầu, âu yếm, tạo cảm giác dễ chịu. Tuyệt đối không có những cử chỉ dọa nạt mèo vì điều đó sẽ khiến chúng mèo sợ hãi.

– Đảm bảo đủ khay vệ sinh mọi lúc: Nếu bạn có điều kiện, hãy trang bị cho mỗi bé mèo 1 khay, ngoài ra có thêm 1 khay dự trữ sẽ tuyệt vời nhất.

– Nhốt mèo một thời gian nhất định: Trong lần đầu tiên đưa mèo về nhà, bạn có thể nhốt chúng vào phòng nhỏ vài tuần để giúp chúng làm quen với môi trường mới, dễ dàng tiếp cận khay vệ sinh, hạn chế trường hợp đi bậy.

Bước 3: Duy trì trạng thái thoải mái cho chú mèo

– Dọn dẹp cát vệ sinh mỗi ngày: Mèo con không thích giải tỏa nơi bẩn thỉu. Nếu không thay cát thường xuyên, mèo nhất định sẽ tìm nơi sạch sẽ hơn như thảm trải sàn, thậm chí giường ngủ của bạn.

– Vệ sinh sạch sẽ toàn bộ khay: Trung bình 1 tuần/lần, bạn cần dành thời gian loại bỏ hết cát bẩn trong khay và vệ sinh chúng. Lưu ý, sau khi đổ cát ra bên ngoài, bạn nên dùng chất tẩy rửa an toàn để rửa sạch và xả lại bằng nước. Cuối cùng là cho cát mới vào khay vệ sinh cho mèo.

– Đảm bảo lau chùi sạch sẽ khu vực bẩn: Trong tình huống mèo đi bậy ra ngoài khay vệ sinh, bạn cần dọn dẹp khu vực sạch sẽ, chắc chắn khử hết mùi nước tiểu hoặc phân có như vậy mèo mới không tiếp tục đi vệ sinh ở đó.

– Di chuyển chậu cây lớn ra khỏi khu vực nhà: Một số chú mèo thường có thói quen đi vệ sinh lên đất trong chậu cây. Do đó, bạn nên chuyển hết chậu ra bên ngoài hoặc che kín bề mặt đất để có thể đảm bảo mèo nhanh chóng được huấn luyện đi vệ sinh đúng chỗ. Mèo có khả năng chôn lấp chất thải do đó chúng luôn bị thu hút bởi khu vực có đất cát, bạn cần đảm bảo rằng khay vệ sinh là nơi duy nhất có cát.

– Cho mèo ăn uống thường xuyên: Thói quen này sẽ giúp bạn dự đoán thời điểm vệ sinh của mèo, thông thường chúng sẽ giải tỏa sau khoảng 20 phút ăn. Nếu bạn nhận thấy mèo đang cần tìm chỗ vệ sinh, hãy đưa chúng tới gần vị trí khay, theo sát chúng xem có trèo vào bên trong hay không nhé.

– Thay đổi cát dần dần: Nếu bạn cần đổi loại cát vệ sinh dành cho mèo, bạn không nên quá gấp gáp mà phải chuyển đổi từ từ bằng việc trộn cát mới với cát cũ. Tăng dần lượng cát mới khoảng thời gian 2 tuần để bé mèo thích nghi.

– Trước khu huấn luyện, bạn hãy đưa mèo tới bác sĩ thú y để đảm bảo chúng có sức khỏe tốt nhất. Một vài loại bệnh có thể khiến mèo thể hiện khác thường khi dùng khay vệ sinh.

“Tậu” ngay những chiếc khay vệ sinh cho mèo để những bé mèo của bạn có thói quen giải tỏa sạch sẽ, đảm bảo nhất cũng như giúp bạn không cần phải đau đầu mỗi khi dọn dẹp “bãi chiến trường” nữa nhé!

Bản quyền thuộc về Petmart.info

 

achocanh: Blog nơi mình muốn chia sẻ kiến thức về chó mèo,Hy vọng với kiến thức ít ỏi của mình sẽ giúp các bạn biết nhiều điều thú vị về con vật xung quanh ta